1. Phong cách thiết kế hiện đại.
Phong cách thiết kế hiện đại được hình thành từ những năm 20 của thế kỷ XX, được xem là sự đoạn tuyệt với phong cách thiết kế cổ điển. Ở phong cách này cách thiết kế và bố trí nội thất được lược bỏ những chi tiết rườm rà và phi đối xứng.
Thiết kế nội thất phong cách hiện đại tập trung vào việc tối đa hóa không gian và đề cao chức năng của từng món đồ nội thất.
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại sử dụng các mảng, khối, bố trí những đồ nội thất đơn giản bớt đi những chi tiết rườm rà, rất phù hợp với những không gian nhỏ hẹp. Phong cách hiện đại sẽ tối ưu hóa không gian nội thất trong nhà và đem lại cho anh chị cảm giác rộng rãi hơn so với diện tích thực của căn phòng.
2. Phong cách thiết kế Bắc Âu (Scandinavian).
Phong cách nội thất Bắc Âu (Scandinavian) xuất phát từ phong cách nội thất của vùng Bắc Âu. Phong cách này hình thành dựa trên tính ứng dụng cao và yếu tố bình dị, mộc mạc nên kiểu phong cách này luôn toát ra sự ấm cúng, thoải mái đặc trưng.
Phong cách nội thất Bắc Âu là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và công năng sử dụng trong thiết kế nội thất. Phong cách này tạo nên không gian đẳng cấp sang trọng riêng biệt.
Anh chị có thể nhận biết phong cách này qua các đặc điểm như cách thiết kế tận dụng ánh sáng, những cánh cửa lớn, những bức tường được sơn màu trắng càng làm cho không gian căn phòng ngập tràn ánh sáng.
Đồ nội thất trang trí nhà được thiết kế đơn giản hóa vật dụng, hòa hợp với thiên nhiên. Sử dụng các vật liệu như gỗ, mây tre, lông thú, vải ….
Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian luôn toát lên sự ấm cúng, thoải mái nhưng cũng không kém phần sang trọng.
3. Phong cách thiết kế tối giản (Minimalism).
Phong cách tối giản được xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 lấy nguyên tắc chủ đạo “Less is More” đã tạo nên một làn sóng mới cho các lĩnh vực như thời trang, âm nhạc, kiến trúc và đặc biệt là thiết kế nội thất.
Phong cách thiết kế nội thất Minimalist sử dụng những sản phẩm nội thất đơn giản, tinh tế để trang trí cho ngôi nhà, giúp cho không gian trở nên rộng rãi, thoáng mát và đầy tính nghệ thuật
4. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển (classic).
Phong cách cổ điển là trường phái nghệ thuật đặc trưng trong thế kỉ 17 đến thế kỷ 19. Nét nổi bật của trường phái này là tính chất đối xứng, đồ trang trí nội thất cũng được sử dụng vật liệu cao cấp làm tăng giá trị sản phẩm, mang vẻ đẹp tinh tế hấp dẫn tầm mắt người nhìn.
3 yếu tố thiết yếu tạo nên phong cách trang trí đẹp mang nét đặc trưng của phong cách này là sử dụng vật liệu sang trọng, màu sắc quý phái, hoa văn tinh tế, cầu kỳ, thể hiện sự cổ kính truyền thống của châu âu thời xưa.
Nội thất cổ điển làm nổi bật sự cao sang quyền quý và tôn vinh địa vị, thể hiện sự tinh tế, mang lại cảm giác ấm cúng cho ngôi nhà.
Nội thất cổ điển sử dụng vật liệu và hoa văn vô cùng tinh tế, cầu kỳ giúp không gian mang đậm sự sang trọng, xa hoa và quý phái. Anh/chị có thể tìm hiểu chi tiết về phong cách cổ điển giúp anh/chị có thể áp dụng phong cách này vào ngôi của mình.
5. Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển.
Phong cách tân cổ điển bắt đầu sau năm 1765 mang đường nét thanh lịch và sang trọng. Những đồ nội thất được thiết kế nội thất tân cổ điển nổi lên như một trong những xu hướng thiết kế thịnh hành trong thời hiện đại.
6. Phong cách thiết kế sang trọng (Luxury).
Phong cách thiết kế nội thất sang trọng (Luxury) có thể xuất hiện trong bất kỳ phong cách nào, từ Cổ điển sang Tân cổ điển. Nhưng phong cách này có điểm chung là sự tinh tế, thanh lịch, chỉnh chu trong từng đồ nội thất.
Phong cách thiết kế nội thất Luxury có những điểm đặc biệt từ bố trí chức năng nội thất cho đến kết hợp những yếu tố thẩm mỹ với nhau để mang lại sự mới mẻ cho không gian căn phòng, phong cách thiết kế chú trọng đến từng chi tiết nhỏ và xem xét cẩn thận đến từng vật liệu nội thất.
7. Phong cách thiết kế Đương đại (Contemporary).
Sẽ có rất nhiều Anh/Chị sẽ nhầm lẫn phong cách đương đại và phong cách hiện đại. Để nhận biết được phong cách đương đại, Anh/Chị có thể nhìn thấy nội thất được bày trí một cách đơn giản, tinh tế, và đường nét sạch sẽ.
Phong cách nội thất đương đại có xu hướng trưng bày không gian hơn là đồ vật. Bằng cách tập trung vào màu sắc, không gian và hình dạng, nội thất mang phong cách đương đại có kiểu dáng đẹp và tươi mới.
8. Phong cách thiết kế Mộc mạc (Rustic).
Phong cách mộc mô tả một thiết kế tự nhiên, thô ráp, lâu đời và giản dị, do đó có rất nhiều phong cách nội thất khác nhau ứng dụng những chi tiết đặc trưng của phong cách này. Đặc điểm để Anh/Chị có thể nhận biết phong cách mộc mạc là nội thất sử dụng nhiều gỗ và đá (cả trong đồ nội thất và trần nhà / tường), và các loại vải như vải bố và vải bạt.
Cốt lõi của thiết kế nội thất đẹp theo phong cách mộc mạc là việc sử dụng các yếu tố hữu cơ ở trạng thái tự nhiên nhất của chúng.
Để trang trí nội thất đẹp anh chị có thể sử dụng nguyên liệu thô cũng rất phổ biến, vì vậy thay vì tìm một loại gỗ óng mượt, bóng bẩy, anh chị có thể tự thiết kế nội thất bằng cách sử dụng nhiều loại gỗ và đá chưa qua gia công để đưa vào trang trí nội thất cho căn nhà của mình.
9. Phong cách thiết kế Hi-Tech (Công nghệ cao).
Phong cách Hitech (Công nghệ cao) trong thiết kế nội thất ra đời vào cuối thế kỷ 20. Lấy nguồn gốc từ thiết kế công nghiệp. Phong cách thiết kế nội thất Hi-Tech dựa trên sự phổ biến của điện ảnh khoa học viễn tưởng và văn học. Tất nhiên, với sự xuất hiện của các vật liệu cực kỳ hiện đại.
Phong cách Hi-Tech (Công nghệ cao) thường được chọn khi căn nhà có diện tích rộng.
10. Thiết kế nội thất phong cách Công Nghiệp (Industrial Style).
Phong cách công nghiệp được phát triển từ đầu thế kỷ 20, xu hướng toàn cầu hóa trở nên rõ ràng hơn. Các nhà máy chính bắt đầu đóng cửa và chuyển hoạt động sang các nước khác, và kết quả là các tòa nhà công nghiệp bỏ trống bị bỏ rơi để lại một nguồn nguyên liệu vô tận để tận dụng.
Phong cách công nghiệp đề cập đến trang trí nội thất không cầu kỳ, lấy cảm hứng từ các vật liệu máy móc, nhà máy và các cấu trúc công nghiệp khác. Phong cách này tập trung vào chi tiết kiến trúc bị tước bỏ bao gồm sử dụng gạch trần, kim loại và gỗ, cũng như các vật liệu được trục vớt và tái chế.
11. Phong cách thiết kế đồng quê (Country style).
Phong cách đồng quê sử dụng vật liệu thô sơ, thể hiện trong đồ dùng nội thất, trần nhà, tường và vật liệu trang trí.
Ngày nay, hầu hết chúng ta sống trong thời đại mà thiết bị điện tử tiêu dùng là nhu cầu cần thiết, tuy nhiên nếu nếu anh chị muốn thể hiện các tính năng của phong cách nội thất đồng quê (Country style) này trong nhà của mình, tốt hơn hết là Anh/Chị nên che giấu các thiết bị này thông qua xây dựng lắp đặt nội thất.
Đối với đồ dùng nội thất mang phong cách đồng quê anh chị không nên dùng những món đồ siêu thời trang mà nên sử dụng những đồ dùng trông thô sơ mộc mạc, đơn giản.
12. Phong cách thiết kế Romanticism (lãng mạn).
Phong cách thiết kế nội thất Romanticism lãng mạn rất phổ biến trong trang trí nhà cửa và thiết kế nội thất. Phong cách này giúp cho căn phòng trở nên lãng mạn, thanh lịch, bình tĩnh, ấm áp và hầu hết tất cả đều thoải mái.
Phong cách này có thể dễ dàng trộn lẫn với các phong cách thiết kế khác như phong cách thiết kế nội thất cổ điển, tân cổ điển, đồng quê…
Để decor nhà đẹp theo phong cách Romanticism anh chị có thể sử dụng tông màu trung tính hoặc màu pastel làm dịu bầu không khí và tạo ra một tâm trạng lãng mạn, ấm áp, thoải mái trong một không gian thiết kế.
13. Phong cách thiết kế Organic.
Phong cách thiết kế Organic là sự pha trộn giữa các đường nét hiện đại và vật liệu tự nhiên với gam màu trung tính. Phong cách này nhấn mạnh vào việc đưa các yếu tố tự nhiên và sử dụng các vật liệu mềm, hữu cơ để thiết kế trang trí nội thất cho căn nhà.
Yếu tố chính của phong cách thiết kế Organic này là sử dụng rất ít màu sắc, tập trung sử dụng họa tiết tự nhiên và hình dạng hữu cơ, đồ nội thất trang trí nhà không rườm rà.
14. Phong cách thiết kế Hollywood.
Phong cách Hollywood trong thiết kế nội thất trở nên phổ biến vào những năm 1930 trong thời kỳ hoàng kim của Hollywood và thời điểm hiện tại phong cách thiết kế nội thất này đã phát triển hơn so với mỗi thập kỷ mà nó tồn tại.
Đặc trưng để anh chị nhận biết phong cách Hollywood này là vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng theo một cách riêng. Cùng với đó, màu sắc thường được dùng cho phong cách này là màu hồng, màu vàng cam, màu đỏ và màu xanh ngọc, đồ nội thất thường có hình dạng cổ điển và được kết hợp với nhiều phong cách khác nhau tạo nên sự linh hoạt trong mỗi không gian.
15. Phong cách thiết kế Funky.
Phong cách thiết kế Funky thịnh hành trong những năm 70. Tại Việt Nam thì phong cách này còn được gọi là phong cách sôi nổi, mang đến phong cách thiết kế táo bạo, những đồ dùng nội thất đậm cá tính bằng cách sử dụng màu sắc, vật liệu và ánh sáng.
Điểm đặt biệt để anh chị nhận biết phong cách Funky này đó là thiết kế không theo một khuôn khổ nhất định, trang trí nội thất theo một cách ngẫu nhiên và mới mẻ.
16. Phong cách thiết kế Metallic (Nội thất Ánh Kim).
Xu hướng trang trí nội thất theo phong cách Metalic hay còn gọi là ánh kim được đón nhận tại các nước châu Âu, các yếu tố kim loại là những điểm nhấn trong thiết kế nội thất.
Phong cách này mang đến trải nghiệm tuyệt vời, việc tận dụng ánh sáng lấp lánh từ các đồ vật kim loại giúp làm nổi bật điểm nhấn cuốn hút đặc biệt của từng đồ nội thất.
Đồ vật được sử dụng theo phong cách thiết kế Metallic thường có độ bền cao, chịu lực tốt. Những sản phẩm làm bằng kim loại dễ dàng gia công và kiểu dáng đa dạng phong phú, từ đó dễ đáp ứng mọi nhu cầu thiết kế trang trí nội thất của gia chủ.
17. Phong cách thiết kế Baroque (Ba Rốc).
Thiết kế nội thất Baroque hay còn gọi là Ba Rốc đã xuất hiện vào thế kỷ 17 gắn liền với các kiến trúc nhà thờ, nhà hàng, biệt thự. Phong cách thiết kế này mang đến nét đẹp riêng biệt tôn lên sự xa hoa, lộng lẫy thể hiện sự thanh lịch, hùng vĩ và sang trọng.
Anh chị dễ dàng bắt gặp những điều này khi bước vào trong không gian đậm chất Baroque với những đặc điểm nổi bật thông qua các kết cấu kiến trúc rời rạc và không hoàn chỉnh một cách có chủ ý. Sử dụng ánh sáng một cách mạnh mẽ, hoặc là tương phản sáng tối.
18. Phong cách thiết kế Brutalism (Chủ nghĩa Thô Mộc).
Phong cách thiết kế Brutalist - Chủ Nghĩa Thô Mộc được phát triển từ kiến trúc hiện đại mang vẻ đẹp tự nhiên, phong cách này thường sử dụng các vật liệu tự nhiên như bê tông, đá, kính, thép, đồng để trang trí nội thất.
Đặc trưng của phong cách này thì thường hay sử dụng các loại vải bố, len, vải dệt thô để tạo sự dân dã, bình dị và gần gũi với thiên nhiên. Về màu sắc anh chị có thể chọn những màu trung tính theo vật liệu tự nhiên như màu gỗ, màu xám vỏ cây, màu của gạch đá, xi măng để thiết kế nhà cửa mang lại cá tính riêng của gia chủ.
19. Phong cách thiết kế Color Block.
Tại Việt Nam phong cách Color Block còn rất mới mẻ, phong cách này được giới trẻ đón nhận và trở thành trào lưu thiết kế rất được yêu thích.
Phong cách color được xem là phong cách dễ thương khi sử dụng quy tắc hình học kết hợp nhiều mảng màu sắc trên không gian nội thất hoặc đồ vật nội thất tạo nên hiệu ứng thị giác rất ấn tượng.
Đặc điểm để anh chị nhận biết phong cách nội thất Color Block đó là sự kết hợp giữa các mảng, khối màu sắc nổi bật với nhau. Với phong cách này sẽ mang lại sức hút cho người nhìn tạo nên cảm giác tươi vui mới mẻ cho ngôi nhà.
20. Phong cách thiết kế Mid-Century Modern.
Phong cách Mid-Century Modern hay còn được gọi là phong cách Modern ra đời sau chiến tranh thế giới thứ 2, bắt nguồn từ nước Mỹ trong giai đoạn những năm 1940 đến năm 1960.
Với thiết kế Modern thể hiện đường nét sạch sẽ, đơn giản, thực tế và bóng dáng của sự xa hoa. Đồ nội thất được sử dụng là các vật liệu như nhựa, acrylic, gỗ dán, kim loại, Plexiglass và Lucite và thậm chí cả formica khi xem xét các vật liệu nội thất.
Anh chị có thể nhận biết phong cách này qua cái nhìn cổ điển, tinh tế, và các đường nét rõ ràng, đề cao chức năng của từng đồ nội thất, trang trí nội thất theo đường nét gọn gàng, bóng bẩy dưới dạng hữu cơ và hình học góp phần tạo nên mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp.
TỔNG KẾT:
Mọi phong cách thiết kế nội thất đều hướng đến sự thoải mái theo sở thích của mội gia chủ, để dễ dàng biến ý tưởng thiết kế từ bản vẽ đến hiện thực, Nội Thất Hải Phong cung cấp dòng sản phẩm tấm ốp đa năng sợi than tre, tấm ốp Nano, PVC kết hợp phào chỉ, nẹp phụ kiện đảm bảo được chất lượng công trình và bề mặt sát với thiết kế, hài lòng cả những kiến trúc sư khó tính nhất!
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------